Với việc thay đổi khí hậu đột ngột như hiện nay cũng là những giải pháp được Đại học Vermont đưa ra những kết luận trên Tờ New York Daily News đánh giá sự thay đổi do hiện tượng “ấm lên toàn cầu” đang trong giai đoạn bắt đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cà phê sẽ giảm mạnh khiến giá cà phê tăng vọt bởi nguồn cung ngày càng trở nên khan hiếm.
Qua những kết luận khảo sát từ những vùng trồng cà phê sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng “ấm lên toàn cầu” bởi cây cà phê có nhiệt độ ngày càng nóng hơn như Nicaragua, Honduras, Venezuela, Brazil. Trong khi đó môi trường sinh trưởng của cây cà phê chỉ phù hợp những nơi vùng núi mát mẻ. Nhiệt độ tăng sẽ khiến sản lượng cà phê hạt bị giảm một cách nghiêm trọng trong đó có các vùng ở Việt Nam như khu vực Lâm Đồng, Tây Nguyên.
Với đà tăng trưởng và không có giải pháp để cải thiện việc biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến sản lượng khu vực cung cấp cà phê toàn thế giới là Mỹ Latinh có thể giảm tới 88% vào năm 2050. Trong những thập kỷ qua đối với các nước Nam Mỹ thì cung cấp cà phê chính là nguồn thu nhập chính cho hàng triệu người nghèo tại đây. Nếu việc biến đổi khí hậu diễn ra tăng như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến công việc và môi trường sống của những người vốn đã đang rất khó khăn với nguồn thu nhập chính từ loại cây này.
Cũng có nhiều giải pháp đưa ra bằng cách tìm kiếm những khu vực mới có nhiệt độ tăng nhưng vẫn phù hợp để trồng cây cà phê nhưng vẫn chưa cải thiện được. Một số thí nghiệm dựa vào sự sinh trưởng và phát triển của đàn ong ở những nơi phù hợp sẽ thích hợp để cây cà phê phát triển. Đối với những khu vực đang có sản lượng cà phê giảm sẽ dùng phương pháp kết hợp với cây bóng mát để che chở đảm bảo cho cây cà phê sinh trường tốt nhất.